TÌM HIỂU ĐỊA LÝ PHÂN BỐ CÁC VÙNG NHẬT BẢN
Phân bố các vùng của Nhật Bản về cơ bản như sau:
Nhật Bản được chia thành 9 (chín) vùng, được liệt kê theo thứ tự từ bắc vào nam:
HOKKAIDO
Là tỉnh có diện tích lớn nhất, cũng lại là đảo lớn thứ hai của Nhật Bản. Nằm ở phía Bắc Nhật Bản, cách đảo Honshu bởi eo biển Tsugaru, gần với lãnh thổ Nga. Hokkaido được biết đến với mùa hè mát mẻ và mùa đông băng giá. Trong mùa đông, những bông tuyết lâu cứng và một số ngọn núi ở Hokkaido khiến cho nơi đây trở thành nơi thi đấu thể thao mùa đông tốt nhất ở Nhật Bản.
TOHOKU (Aomori, Iwate, Akita, Miyagi, Yamagata, Fukushima)
là khu vực nông nghiệp nằm ở phần đông bắc của đảo chính Honshu, nổi tiếng với hải sản, trượt tuyết và suối nước nóng (onsen).
KANTO (Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa)
Đồng bằng ven biển của Honshu, có các thành phố lớn như Tokyo và Yokohama.
CHUBU (Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Yamanashi, Nagano, Shizuoka, Aichi, Gifu)
vùng núi giữa Honshu, có thành phố lớn thứ 4 Nhật Bản Nagoya.
KANSAI (Shiga, Mie, Kyoto, Osaka, Nara, Wakayama, Hyogo)
Vùng phía tây Honshu, cựu thủ đô và trung tâm thương mại, như Osaka, Kyoto, Nara và Kobe.
CHUGOKU (Tottori, Shimane, Okayama, Hiroshima, Yamaguchi)
Vùng tận cùng phía tây nam của Honshu, vùng nông nghiệp nổi tiếng với các thành phố Hiroshima vàOkayama.
SHIKOKU (Kagawa, Ehime, Tokushima, Kochi)
Đảo nhỏ nhất trong 4 đảo chính của Nhật.
KYUSHU (Fukuoka, Saga, Nagasaki, Oita, Kumamoto, Miyazaki, Kagoshima)
Đảo tận cùng phía nam trong 4 đảo chính của Nhật, nơi sinh của nền văn minh Nhật Bản; thành phố lớn nhất là Fukuoka và Kitakyushu đều thuộc tỉnh Fukuoka.
OKINAWA
Chuỗi đảo miền nam có khí hậu bán nhiệt đới kéo dài đến tận Đài Loan; trước đây thuộc vương quốc Lưu Cầu cho đến khi nó được sáp nhập vào Nhật Bản năm 1879, phong tục truyền thuống và kiến trúc khác hẳn với những vùng khác của Nhật Bản.
Theo thời báo Nhật Bản