TIẾNG VIỆT ĐANG ĐƯỢC DẠY Ở NHIỀU TRƯỜNG HỌC ĐÀI LOAN
Hiện nay ngôn ngữ tiếng Việt được nhiều trường học Đài Loan đưa vào giảng dạy. Số lượng học sinh tại Đài Loan đăng ký học tiếng Việt cũng tăng mạnh mẽ.
Ở Đài loan, nhiều người khi được hỏi đều biết đến lớp học tiếng Việt của cô Liên Hương. Phong trào Học tiếng Việt tại Đài Loan đang phát triển.
So với cách đây 10 năm, bây giờ đã có thời điểm có em phải ngồi dưới đất và đứng ngoài cửa để xin học tiếng Việt. Những năm gần đây số sinh viên đăng kí học tiếng Việt tăng vọt lên 40-50 người/một lớp dẫn đến tình trạng những ngày đầu của mỗi học kì bao giờ cũng bị quá tải.
Các em đứng tràn cả ra hành lang, chỉ để đợi đến hết giờ để lấy lá phiếu bắt thăm có được học tiếp không? Vì mình quy định mỗi lớp tiếng Việt chỉ từ 20-25 sinh viên.
Cso nhiều câu chuyện thú vị, quanh việc các em học sinh đăng ký học tiếng Việt, như có trường hợp một em sinh viên khoa Luật đã rất thất vọng vì sau hai vòng bắt thăm vẫn không được vào học, em đợi cả lớp về hết rồi đứng lại nói: cô có nhìn thấy trên mặt em có hai chữ gì không ạ: đó là hai chữ “thành ý”, em thực sự rất muốn học tiếng Việt và mong cô cho em một cơ hội… rất cảm động, sau cùng mình đã đồng ý nhận em vào lớp.”
Chắc khó nơi nào thấy hình ảnh một em ngồi dưới đất nghe giảng đến sáu tiếng và thiết tha với việc học một ngôn ngữ mới đến như thế.
Asuka Lee, một phóng viên người Đài Bắc chia sẻ:
“Có một người cảnh sát Đài Loan trước đây đã tham gia lớp học tiếng Việt của cô Liên Hương. Trong một lần xử lý một vụ bạo hành của một gia đình có hôn nhân xuyên quốc gia (ngụ ý một gia đình Việt – Đài), người cảnh sát này đã phát hiện ra đứa bé không nói được tiếng Trung và cứ khóc suốt, người cảnh sát đã dỗ dành bằng cách hát lại mấy bài hát tiếng Việt trước đây được học trong lớp, và em bé đã ngủ thiếp đi ngon lành trong đồn cảnh sát. ”
Thái độ văn hóa phản ánh một trình độ trí thức. Những câu chuyện nhỏ nhỏ, đôi khi làm thay đổi về cách nhìn một xã hội.
Hình ảnh một đất nước Đài Loan nghị lực, mềm mại, mến người, thay dần cách nghĩ đã hằn nếp quen ở Việt Nam về những người thi hành công vụ.
Tại sân bay quốc tế Đào Viên có những viên chức hải quan ân cần hỏi bằng tiếng Việt những du khách Việt “ghét ngoại ngữ”.
Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi đang bùng phát. Nhân viên Hải quan phi trường đứng kiểm tra xem du khách có mang theo đồ ăn hay không, phát tờ rơi in bằng ba thứ tiếng Việt, Anh và Hoa.
Ra đón tôi khi đến thăm một lớp học tiếng Việt tại ITI – Trung tâm đào tạo nhân tài – Hiệp hội ngoại thương Đài Loan – Bộ Kinh tế, là mấy sinh viên trong trang phục áo dài và áo tứ thân rất Việt.
Các em đều dành cho tôinhững lời thăm hỏi bằng tiếng Việt lưu loát, ấm áp, ngọt ngào. Dù mới học bảy tháng, các em đã làm chủ những âm sắc thuần Việt.
Cần ghi nhận, người gốc Trung Hoa, dù có thể ở Việt Nam lâu năm, vẫn thường bộc lộ những lỗi chết người khi phải sử dụng ngôn ngữ Việt.
Tôi hỏi, điều gì đã thúc đẩy các em ở một đất nước phát triển trong top 20 của thế giới lại quan tâm đến ngôn ngữ của chú Rồng đang ngủ.
“Em đã từng đến Việt Nam, rất thích ẩm thực và văn hóa nơi đây. Món ăn Việt Nam rất ngon như bánh mỳ, phở bò, phở gà. Em thấy người Việt Nam dễ gần, thân thiện. Trong tương lai, em muốn đến làm việc ở Việt Nam lâu dài.”
Hạo đồng thời là một nhà báo, và đã bỏ bốn tháng để viết một phóng sự điều tra về nạn nghiện rượu dẫn đến những tai nạn giao thông thương tâm đăng trên chuyên mục của Apple Daily. Trong cơ thể gầy gò và ánh mắt chăm chú của em, tôi thấy một nghị lực lớn.
Các bạn khác cũng chia sẻ ý kiến vì sao họ học tiếng Việt.
Tạ Cát Lâm: “Sau khi nghiên cứu, em thấy Việt Nam thích hợp với em. Thu nhập ở nước ngoài cao hơn thu nhập ở Đài Loan, nên em nghĩ đó là cơ hội cho em. ”
Lý Hiểu Kỳ: “Em học tiếng Việt và thấy tiếng Việt rất thú vị và càng học càng yêu. Bên cạnh đó kinh tế Đông Nam Á phát triển ngày càng tốt và Việt nam đã theo kịp các nước. Nếu có cơ hội em muốn đi Việt Nam làm việc.”
Liễu Tân Du: “Em thấy văn hóa Việt Nam gần gũi văn hóa Đài Loan. Người ViệtNam nồng ấm và làm việc rất chăm chỉ. Em muốn kinh tế Việt Nam phát triển như Đài Loan và muốn làm việc gì đó giúp đỡ Việt Nam.”
Lý Hân Dung: “Một năm trước em đã đến thăm Hà Nội và Vịnh Hạ Long. Lúc đó em chưa biết tiếng Việt nhưng đã cảm nhận được tình cảm nồng ấm của người Việt Nam. Phong cảnh thiên nhiên của Việt Nam rất đẹp. Em hy vọng học tốt tiếng Việt để giao lưu với các bạn Việt Nam.”
Lý Quốc Thừa :”Em chọn môn tiếng Việt vì trước đây em có đi Trung Quốc làm việc, khi đó sếp của em nói kinh tế các nước Đông nam Á đang khởi sắc trong đó Việt Nam là một quốc gia có kinh tế phát triển rất tốt, vì vậy em mong có cơ hội đến đó làm việc.”
Quách Vân Hiên: “Trước khi vào đây học em không bao giờ nghĩ là em học tiếng Việt. Nhưng giờ thì em càng ngày càng thích rồi. Em đã tới thăm quan các công ty đầu tư của Đài Loan ở Việt Nam tại Sài Gòn cùng các bạn. Em thấy Sài Gòn rất giống Đài Bắc.”
Điều gì làm tiếng Việt được quan tâm như vậy?
Ở Hội An, một người bạn cho tôi biết, để kiếm một nhân viên lễ tân khách sạn biết nói tiếng Anh, lương tháng thông thường 9, 10 triệu đồng Việt Nam.
Nhân công phổ thông không biết ngoại ngữ chỉ nhận được một nửa lương như vậy.
Tương lai gần, chúng ta sẽ gặp lại các sinh viên Đài Loan trong lớp học này tại Việt Nam. Các em là nhóm những “nhân tài” được ITI đầu tư, giúp cho sự phát triển giao lưu với Việt Nam.
Sau ba năm thử nghiệm, tiếng Việt cũng như ngôn ngữ các nước Đông Nam Á khác đã được công nhận như ngoại ngữ chính thức được dạy trong tất cả các cấp cơ sở và trung học của Đài Loan.
Ban biên tập Du học Quốc tế J&S